Google và Facebook chia sẻ thiết kế trung tâm dữ liệu mới, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn


Trước sự phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên Internet of Things, các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Amazon, Microsoft buộc phải nâng cấp cơ sở hạ tầng qui mô hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng gia tăng nhanh chóng. Trong đó có việc xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu mới, vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng để các dịch vụ dựa trên đó.

Từ trước đến nay, các trung tâm lưu trữ dữ liệu được xây dựng dựa trên phần cứng chuyên dụng IBM, Dell và HP, tất nhiên chúng thường có chi phí đắt đỏ và chiếm rất lớn nguồn ngân sách. Do đó để tiết kiệm, buộc các hãng phải tìm giải pháp phần cứng khác có chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn.

Để làm được điều này, các công ty phải tự thiết kế phần cứng từ “A đến Z” và chuyển nó đến một số công ty nhỏ ở châu Á gia công. Thường những công ty này không được đề cập trước báo giới và công chúng đến.

Ngoài nguồn nhân lực dồi dào, sở hữu những bằng sáng chế độc đáo, thì đối với những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới các trung tâm lưu trữ dữ liệu ( data center) còn là một trong những yếu tố quan trọng có tính cạnh tranh rất lớn. Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi hầu hết những tập đoàn này đều cố giữ bí mật các sơ đồ thiết kế trước các đối thủ của mình.

Đối với Facebook thì họ không nghĩ như vậy, việc giữ bí mật chỉ làm tiến trình xây dựng trung tâm dữ liệu mất nhiều thời gin và tốn kém chi phí hơn. Vì vậy cách đây 5 năm, ông chủ của mạng xã hội lớn nhất thế giới đã khởi xướng và đi đầu trong nỗ lực xây dựng dự án Open Compute Project (OCP) với mục đích thay đổi cách thiết kế, vận hành các trung tâm dữ liệu.

Thông qua dự án này, Facebook muốn hướng đến sự hợp tác, chia sẻ thiết kế để có thể cải thiện quá trình xây dựng trung tâm dữ liệu, tiết kiệm năng lượng, chi phí đầu tư, bảo vệ môi trường cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn phục vụ người dùng.

Dự án OCP của Facebook đã giúp tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí năng lượng bằng những cải tiến hiệu quả. Hiện có hàng trăm công ty đã tham gia, trong đó có thể kể đến Microsoft, HP, Quanta và thậm chí cả Apple. Nhiều doanh nghiệp như Rackspace và Goldman Sachs đã sử dụng phần cứng trong dự án này để mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình.

Trong Open Compute 2016 diễn ra tại San Jose, California vừa qua. Google đã chính thức tham gia dự án và những đóng góp đầu tiên của Google là sự hợp tác cùng Facebook để phát triển một thiết kế phần cứng mới, giúp tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với hệ thống cũ.

Google cùng Facebook đã phát triển một rack server (giá đỡ) mới cho trung tâm dữ liệu và đã triển khai thành công tại các trung tâm dữ liệu của họ. Thiết kế mới có thể cấp nguồn điện năng đến 48 volt, tức cao gấp 4 lần so với thiết kế 12 volt hiện nay. Bên cạnh đó, gã khổng lồ Internet cũng muốn thu gọn chiều sâu các giá đỡ cho phù họp với lối đi nhỏ hẹp trong các trung tâm dữ liệu mà vẫn đảm bảo quy chuẩn, tương thích với các máy chủ hiện nay.

Mục tiêu hướng đến của Google và Facebook không chỉ bó hẹp trong việc chia sẻ thiết kế mà muốn tận dụng nguồn lực để nghiên cứu chuyên sâu về Deep Learning, một phần nằm trong công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI). Cả hai đều nhận thấy AI sẽ là yếu tố chủ đạo trong tương lai, và tin tưởng rằng chỉ có việc chia sẻ và hợp tác trên một số công nghệ lõi mới có thể điều khiển được mạng neutral rộng lớn.

Cũng tại Open Compute 2016, Facebook đã công bố mã nguồn mở thiết kế hệ thống dựa trên GPU dùng điều khiển mạng neural. Như chúng ta đã biết, GPU vốn được thiết kế dành cho việc xử lý hình ảnh của game và các phần mềm đồ họa chuyên dụng khác.

Khi công nghệ AI phát triển, người ta mới nhận ra rằng GPU cũng rất thích hợp để vận hành mạng deep neutral. Công nghệ AI giúp các công ty như Google dùng để xác thực hình ảnh, nhận dạng giọng nói trong smartphone, quảng cáo dựa trên mục tiêu (Target Ads), tạo ra kết quả tìm kiếm và nhiều hơn nữa. Nói cách khác, chính GPU đã giúp tăng tốc các quá trình xử lý này.

Theo Tinhte.vn